Làm Thế Nào Để Có Được Học Bổng Học Tập Tại Nhật Bản

Học tập ở Nhật Bản

–          Điều thu hút bất kì học sinh nào tới Nhật Bản du học chính là môi trường học tập tuyệt vời ở đây. Mỗi du học sinh đều có cơ hội học tập những tinh hoa của công nghệ và thu thập kiến thức riêng cho mình. Trung bình, có hơn 100000 học viên Quốc tê nộp hồ sơ vào những chương trình khác nhau ở các trường Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở Nhật Bản hằng năm. Ngoài những con số đáng kinh ngạc về những ứng viên nhận tài trợ (chủ yếu là học bổng) là những tài trợ từ chính phủ Nhật Bản, chính quyền sở tại, Tổ chức Dịch vụ Sinh viên Nhật Bản (JASSO) và các tổ chức tư nhân, các quĩ tài chính và các công ty ở trong và ngoài Nhật Bản.

–          Hơn thế nữa, còn có nhiều tổ chức bao gồm Chính phủ các nước khác, và rất nhiều các cá nhân trong và ngoài Nhật Bản luôn tích cực giúp đỡ trong các chương trình trao đổi để giúp Sinh viên có nguyện vọng theo đuổi một nền giáo dục thứ 2 ở Nhật Bản.

–          Hầu hết các trường Đại học ở Nhật Bản được trang bị phương thức nghiên cứu tốt nhất, máy tính thế hệ mới, các thiết bị ngoại vi và thư viện hiện đại. Các tiện ích đó đảm bảo các sinh viên có thể tiến hành nghiên cứu trong một môi trường hoàn hảo. Theo một cuộc khảo sát đáng tin cậy, Nhật Bản có số lượng các ứng viên nhập học ở các trường Đại học và Cao đẳng cao trên thế giới. Bạn có thể trở thành người may mắn tiếp theo nhận bằng tại Nhật Bản. Hãy theo dõi các thông tin để cụ thể hóa ước mơ của bạn:

Quá trình nhập học

–          Thông thường có một kì sát hạch đầu khóa để chọn thí sinh. The Examination for Japanese University Admission for International Students (EJU)  (kì thi đầu vào với học sinh Quốc tê) là một kì thi được tiêu chuẩn hóa. Hầu hết các trường Đại học Quốc gia và hai phần ba các trường công cùng với khoảng nột nửa các trường tư thục sử dụng EJU là tiêu chuẩn lựa chọn sinh viên Quốc tế, trong khi các trường khác áp dụng kì thi đầu vào riêng.

–           Các bài kiểm tra có thể bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (Japanese language.). EJU được áp dụng từ năm 2002 và bao gồm các chuyên ngành từ Khoa học, Toán học đến các môn khác. Các kì kiểm tra được tiến hành hai lần một năm và bên ngoài Nhật Bản. Tham khảo thêm trang web của EJU phía trên để có thêm thông tin.

Học phí và học bổng

–          Các mức học phí dao động tùy vào các trường Đại học . Nhìn chung mức học phí ở các trường Quốc gia và Thành phố trực thuộc Trung ương thường thấp hơn các trường tư. Trung bình mức học phí Đại học và trên Đại học tốn khoảng 802000 Yên (chưa bao gồm sinh hoạt phí). Bạn có thể tham khảo tại website của trường bạn mong muốn học về mức học phí của khóa tương ứng. Đối với chi phí sinh hoạt, một du học sinh tiêu tốn trung bình khoảng 10000000 Yên. Tuy nhiên, chi phí ở vùng đông bắc rẻ hơn so với các vùng khác của Nhật Bản.

–          Có một số lượng khổng lồ học bổng dành cho ứng viên Quốc tế. Hầu hết các học bổng được thông báo bởi Tổ chức dịch vụ Sinh viên Nhật Bản. Tuy nhiên, có nhiều tổ chức khác cũng cung cấp học bổng cho các du học sinh. Hãy tham khảo một vài loại học bổng đó:

The Rotary Yoneyama Scholarship for Graduate Studies for International Students ( học bổng Rotary Yoneyama sau đại học)

Học bổng này dành cho sinh viên đã tốt nghiệp. Chương trình cung cấp cho một chương trình đặc biệt nhằm hỗ trợ du học sinh trong những năm học đầu khó khăn nhất khi nhập học tại một trương ở Nhật Bản. Đơn xin đăng kí loại hình này cần được gửi trước hoặc trong ngày 31 tháng 10 năm 2011

Japanese Scholarships Asian Students – 2012 Japan-IMF Scholarship Program (Chương trình học bổng IMF cho học sinh châu Á năm 2012)

Chương trình học bổng Nhật Bản-IMF cho châu Á (JISPA) được giới thiệu lần đầu vào năm 1993. Chương trình được tài trợ bởi chính phủ Nhật Bản và dưới sự giám sát của IMF và được tiến hành tại nhiều trường của Nhật Bản. Học bổng này dành cho các nước: Bangladesh, Bhutan, Cambodia, China, India, Indonesia, Kazakhstan, Kyrgyz Republic, Lao P.D.R., Malaysia, Maldives, Mongolia, Myanmar, Nepal, Pacific Island Countries, Papua New Guinea, Philippines, Sri Lanka, Tajikistan, Thailand, Timor-Leste, Turkmenistan, Uzbekistan và Việt Nam. Hạn chót nhận hồ sơ là ngày 10 tháng 12 năm 2011.

Honjo International Foundation Scholarship for International Students, Japan (Quĩ học bổng Quốc tế Honjo)

Học bổng này dành cho bất kì chuyên ngành nào với các mức độ học khác nhau. Đối tượng là tất cả các ứng viên không phải công dân Nhật Bản đến từ các Quốc gia khác nhau đã đăng kí ghi danh vào một trường học ở Nhật Bản. Thành tích học tập cũng như hạnh kiểm cần phải có tiêu chuẩn tốt. Ứng viên phải được xác nhận cần hỗ trợ về tài chính. Hạn chót cho học bổng này là 30 tháng 11 năm 2011.

2012 Japanese Urological Association (JUA) International Foundation, Japan (Quĩ học bổng Quốc tế JUA)

Quĩ học bổng Quốc tế JUA cung cấp cho các nhà tiết niệu học ở châu Á hỗ trợ nghiên cứu phẫu thuật/bài tiết cũng như tham quan các phòng khám và hoạt động công nhân viên ở Nhật Bản khoảng 2 đến 3 tháng. Chương trình này hỗ trợ đào tạo về cả tiết niệu và trị liệu. Ứng viên chưa được đào tạo hoặc đang được đào tạo tại 1 học viện Nhật Bản đủ điều kiện tham gia. Hạn chót nhận đơn xin học bổng là ngày 25 tháng 12 hằng năm.

Scholarships to Study in Japan (Học bổng học tập tại Nhật Bản)

Chương trình này bao gồm nhiều loại học bổng khác nhau với nhiều chuyên ngành đầu não ở các mức độ học tập khác nhau. Nhiều học bổng uy tín được đính kèm trong link.

( Lưu ý đọc kĩ tất cả các chi tiết có trong học bổng trước khi nộp hồ sơ)

Tokyo UniversityTokyo University

Kiểm tra các điều kiện

Sau đây các tiêu chuẩn chung cho các ứng viên Quốc tế có nguyện vọng theo học tại Nhật Bản. Các chỉ dẫn có liên quan đến các mức độ học khác nhau. Không có sự cụ thể cho tất cả các loại học bổng:

–          Chương trình nghiên cứu

Để theo học một chương trình nghiên cứu, ứng viên phải dưới 35 tuổi. Ứng viên phải có bằng Đại học. Sinh viên năm cuối có thể nộp đơn xin học bổng nghiên cứu tại Nhật Bản.

–          Sinh viên giảng dạy

Ứng viên dưới 35 tuổi, có bằng Đại học, tối thiểu 5 năm kinh nghiệm ở tiểu học, trung học hoặc đang được đào tạo tại các trường cao đẳng ở nước sở tại được tham gia chương trình này. Lưu ý khi bạn nộp đơn cho khóa học bạn chưa phải là giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng.

–          Sinh viên chưa tốt nghiệp đại học

Ứng viên phải có độ tuổi tối thiểu 17 và không quá 22. Học viên phải hoàn thành 12 năm chương trình phổ thông ở trong nước.

–          Học viên chuyên ngành công nghệ

Tất cả các tiêu chuẩn giống như sinh viên học đại học

–          Học viên nghiên cứu về Nhật Bản

Trường hợp này được xem xét cho các khóa học ngắn hạn. Đối với các khóa học này, ứng viên phải có độ tuổi từ 18 đến 30. Để tham gia khóa học, ứng viên đã đăng kí vào khoa hoặc trường giảng dạy bằng tiếng Nhật hoặc văn hóa Nhật ở trường ngoài Nhật Bản tại thời điểm đến Nhật Bản và đã đăng kí tại trường sở tại lúc thời điểm quay về nước.

Lưu ý:

–          Trên hết, với các chương trình trên, bạn có thể nâng cao khả năng lưu loát tiếng Nhật của mình trong thời gian học tập.  Điều này giúp bạn có lợi thế rất lớn so với người khác trong cuộc sống chuyên nghiệp và năng động của bạn. Tuy nhiên nó sẽ tiêu tốn một khoản phí không nhỏ. Vì vậy hãy xây dựng kế hoạch học tập hợp lí, đưa ra quyết định trong  khi bạn lựa chọn nguồn tài trợ.

–          Hãy tìm kiếm kinh nghiệm từ những người đang học tập tại Nhật Bản. Đừng bao giờ nộp đơn cho các trường Đại học/Cao đẳng chỉ vì bạn để ý đến hạn chót nộp đơn. Phân tích các yếu tố kĩ càng và so sánh các trường với nhau trước khi bạn đưa ra quyết định và đừng bao giờ do dự.

–          Sử dụng Internet là một công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin về các trường. Nhưng đừng qua phụ thuộc vào Internet vì nó chỉ cung cấp thông tin tổng quát còn với những thông tin chi tiết bạn nên liên hệ qua điện thoại hoặc emai.

–          Vì việc chuyển đổi các khóa học giữa các chương trình thường tương đối khó khăn mặc dù bạn có khả năng chuyển đổi nhất định vì vậy hãy phân tích thật kĩ trước khi bạn lựa chọn niên khóa ngắn, trung bình (2-3 năm) hay dài ( nhiều hơn 3 năm) để đầu tư có hiệu quả

Việc làm thêm trong khi học

Học viên Quốc tế được phép lựa chọn 1 việc làm bán thời gian. Học viên nước ngoài tại Nhật Bản được làm 4 giờ một ngày trong khi sinh viên Đại học không được phép làm quá 28 tiếng/ tuần (trong kì nghỉ hè, 8 tiếng/ngày được cho phép)

Lưu ý rằng, ngôn ngữ có thể là rào cản khi bạn tìm kiếm cơ hội việc làm. Không một nhà tuyển dụng nào thích nhân viên của mình không thể nói tiếng địa phương. Vì vậy việc tìm kiếm 1 công việc là không hề dễ dàng với các ứng viên Quốc tế không thể nói tiếng Nhật. Hơn thế nữa, bạn phải luôn sẵn sàng từ bỏ công việc vào bất kì một ngày nào đó vì việc học, v.. v. Vì vậy lựa chọn một học bổng bao gồm cả học phí và sinh hoạt phí luôn là một sự lựa chọn sáng suốt.

Bài Viết Liên Quan